Luật lệ và quy tắc trong thư pháp Việt


 

Luật lệ và quy tắc trong thư pháp Việt

Để nói một bức thư pháp phải có luật lệ hay quy tắc hà khắc thì Thanh Phong nghĩ không nên, bởi những thứ ấy rất dễ khiến cho người học đi vào khuôn mẫu một cách máy móc và khó phá bỏ, thế nhưng nếu chúng ta không có luật lệ cụ thể, thì sao biết được một bức thư pháp là đẹp hay không. 

Nhưng luật lệ được Thanh Phong đặt ra trong bài viết này được áp dụng với những sản phẩm mà Thanh Phong viết, cũng như là những kiến thức Thanh Phong đúc rút ra được trong suốt những tháng ngày rèn luyện thư pháp Việt. 

Có thể nói, bài viết này nên hiểu là những điều mà người viết chữ nên áp dụng trong khi viết thư pháp hơn là sử dụng hai chữ "Luật lệ". Tuy vậy, Thanh Phong nghĩ nên để nguyên như thế, vì đây sẽ là điều mà Thanh Phong muốn học viên trong lớp phải tuân theo, ít nhất là trong thời gian này. 

1. Đầy đủ ấn chương, con dấu, tên người viết

Một tác phẩm sau khi viết xong ít nhất phải xuất hiện ấn chương, con dấu và tên người viết, đó là điều bắt buộc để xác định rằng bức thư pháp đó đã viết xong.

Nếu không đầy đủ ấn chương, con dấu hay tên người viết thì điều đó mang ý nghĩa bức thư pháp chưa hoàn thành, hoặc đang chờ hoàn thành nốt.

2. Không được phép dùng các nội dung vô nghĩa

Thư pháp là bộ môn nghệ thuật đề cao cái đẹp, những nội dung nhảm nhí, đú theo phong trào, câu nói của những thanh niên không tao nhã, chửi tục, nói bậy đều là những nội dung mà Thanh Phong kịch liệt phản đối khi sử dụng chúng với chữ thư pháp.

3. Không đè chữ lên hình họa trong tác phẩm

Một bức thư pháp nếu có hình họa đi kèm thì tốt nhất không nên để chữ viết đè mất hình. Nhiều người cho rằng hình họa là phụ, nhưng kể cả như thế, thì cũng nên trình bày tác phẩm sao cho thông minh, khôn khéo để tránh đi nét vào những vị trí mà người vẽ trước đó đã tạo ra. 

4. Không được sao chụp dùng hình ảnh, tên tuổi của người khác để nhận làm tác phẩm của mình

Nếu sử dụng hình ảnh tác phẩm của ai đó, đặc biệt để kinh doanh buôn bán thì bạn nên xin phép tác giả trước. Họ đồng ý thì mới được phép đăng tải và chia sẻ.

Tuyệt đối nghiêm cấm việc tự ý lấy hình họa, chữ ký, làm giả con dấu của người khác để làm lợi cho mình nhé. 

5. Không trưc tiếp hỏi nội hàm, dụng ý sử trí đường nét của tác giả nào đó và không nên phỉ báng chữ viết của người khác, hoặc lấy danh nghĩa người viết thư pháp để chê trách môn nghệ thuật khác.

Thanh Phong thấy nhiều người trực tiếp hỏi người khác câu hỏi "Vì sao anh lại viết chữ này theo kiểu này?". Đây là câu hỏi hết sức bình thường, nhưng nếu đối phương không trả lời thì bạn nên tôn trọng, và nếu có thể, đừng nên hỏi câu hỏi này nếu như người bạn hỏi không phải thầy giáo của bạn, hoặc học trò của bạn.

Không ai viết thư pháp mà không có dụng ý riêng, đừng hỏi họ dụng ý nếu như không phải chính miệng họ nói ra điều ấy, hãy tự mình cảm nhận dụng ý của người viết. Đó là cái hay của thư pháp - Thanh Phong

Mỗi một bộ môn đều có cái hay riêng, và mỗi chủ đề đề xuất hiện những người tốt kẻ xấu, người hay kẻ dở, đây là quy tắc trong ứng xử căn bản của người viết chữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét