Vương Hi Chi


Vương Hi Chi (chữ Hán: 王羲之; 303 – 361)

Vương Hi Chi (chữ Hán: 王羲之; 303 – 361), tự Dật Thiếu (逸少), hiệu Đạm Trai (澹斋), nổi danh là nhà thư pháp đại tài của Trung Hoa với tác phẩm Lan Đình Tự, được người đời sau phong tụng là Thảo Thánh với lối chữ bay bổng, mềm mại, tinh xảo.
Hi Chi nguyên người gốc ở Lâm Nghi – Lang Da – 琅琊临沂 (nay thuộc Sơn Đông), sau chuyển tới Sơn Âm – 山阴 (nay thuộc Thiệu Hưng – Chiết Giang)

Ông cùng với con trai của mình là Vương Hiến Chi đã tạo nên một thời kỳ hoàng kim cho lịch sử nghệ thuật Thư pháp Trung Hoa.

Giới thiệu về nhà thư pháp Hi Chi

Hi Chi là một nhà thư pháp nổi danh thời Đông Tấn. Ông là nhà thư pháp nổi tiếng được người đời ca ngợi là Thư Thánh. 

Với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng mà trong số đó phải kể đến là tác phẩm Lan Đình Tự, được viết trong một lần tụ họp cùng với bạn hữu, uống rượu, làm thơ, bất giác cảm xúc dâng trào và ông viết nên.

Tác phẩm Lan Đình Tự được xem là điển hình của thư pháp theo lối thảo thư. 

Tuy nhiên bản gốc của tác phẩm đã thất lạc, mà sau này chỉ con lưu lại một số bản thảo được người sau lâm mô lại. 

Các kỹ thuật và bút pháp trong tác phẩm này được người đời sau hết lời ngợi khen, và sự tích về công phu tập luyện mà thư pháp gia họ Vương này để lại cho hậu thế cũng vô cùng thú vị. 

Các câu chuyện về Hi Chi 

- Tiếp cận với thư pháp từ bé

Ngay từ khi còn nhỏ, Hi Chi đã có một niềm say mê, yêu thích mãnh liệt với bộ môn nghệ thuật thư pháp. 
Có lần ông đã lén xem sách về thư luận của cha mình và làm cho phụ thân ông phải bất ngờ khi mới chỉ 6 tuổi, họ Vương có thể đọc hiểu được các từ ngữ chuyên ngành trong đó. 

- Khổ luyện thư pháp

Hi Chi sử dụng rất nhiều chum lớn để chứa nước pha mực. Người xưa khi dùng mực phải mài vào nghiên và kể ra, việc một người luyện tập thư pháp đến mức cạn cả một cái chum nước là điều hết sức khủng khiếp. 

Còn có chuyện ông rửa bút ở một cái ao, đến nỗi cái ao biến thành màu đen vì số lần rửa bút sau khi luyện tập thư pháp của Hi Chi quá nhiều. Cái ao được đặt tên là Mặc Trì.

Hay chuyện ông dành ra 14 năm để chuyên tâm nghiên cứu viết chữ Vĩnh, trong đó, chữ Vĩnh bao gồm đầy đủ 8 kỹ pháp cơ bản (Vĩnh tự bát pháp).

- Dựa vào thư pháp để tiếp tục thăng tiến trong nghệ thuật. 

Hi Chi có sở thích nuôi ngỗng. Tại thư viện của Bảo tàng nghệ thuật Trung Quốc có đề cập tới việc thư pháp gia họ Vương vì nhìn vào cách các con ngỗng di chuyển, xoay cổ mà học được cách sử dụng cổ tay một cách linh hoạt. 

Một số hình ảnh về tác phẩm của Hi Chi

Một số hình ảnh về tác phẩm của Vương Hi Chi

Một số hình ảnh về tác phẩm của Vương Hi Chi

Một số hình ảnh về tác phẩm của Vương Hi Chi


2 nhận xét:

  1. Ai lâm chữ ông này chưa nhỉ

    Trả lờiXóa
  2. Vương Hi Chi là một kỳ tài về thư pháp. Quá giỏi

    Trả lờiXóa