Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp


Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp



Ấn chương, con dấu là một trong những chi tiết quan trọng nhất xác định sự hoàn thiện cho một bức thư pháp, kể cả chữ thư pháp Hán lẫn thư pháp Việt. 

Tuy nhiên, so với thư pháp Hán, việc sử dụng ấn chương, con dấu trong thư pháp Việt có phần đơn giản, thoải mái hơn. Thế nhưng vẫn cần phải lưu ý một số điểm quan trọng đối với những người mới tiếp cận với nội dung này. 

Trong bài viết hôm nay, Thanh Phong xin gửi tới quý độc giả bài viết chi tiết giới thiệu 

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Và cách sử dụng chúng trong thư pháp Việt

1. Ấn chương, con dấu là gì?

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp Việt
Bề mặt của ấn chương, con dấu được nhiều người trạm khắc thêm cho sinh động

Là một vật liệu được làm bằng đá, ngọc, gỗ được trạm khắc các hình thù, hoa văn lên đó để đóng vào trong tác phẩm thư pháp nhằm xác định ngày, giờ, địa điểm, người viết, cảm giác khi viết,...

2. Cách sử dụng ấn chương, con dấu trong thư pháp

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp Việt

Khi sử dụng ấn chương, con dấu, chúng ta cần phải có chu sa hoặc một số loại mực đặc biệt, quét lên bề mặt ấn đều đặn đồng màu, sau đó đóng vào vị trí cảm thấy phù hợp nhất trong tác phẩm thư pháp.

Ấn chương sau khi đóng xong sẽ hiện rõ các chi tiết được trạm khắc có thể là tên hoặc hình vẽ hoặc kết hợp cả hai loại. 

Lưu ý trước khi dập ấn vào chu sa, thư hữu cần phải trộn đều chu sa để phần dầu và thịt trong chu sa hòa quện đều đặn, tránh tình trạng sau khi đóng ấn xong thì dầu sẽ loang ra

Về màu sắc sau khi đóng lên tác phẩm của con ấn

Ấn chương chia thành hai kiểu màu chủ đạo là âm văn và dương văn. 

Trong đó:

Từ trái sang là ấn dương văn và âm văn

Âm văn: là kiểu chữ khắc chìm vào ấn khi dùng chu sa đóng vào mặt giấy sẽ tạo nên hình hài nền đỏ chữ trắng.

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp Việt Một con ấn dương văn với phần đỏ là mặt khắc, đen là cạnh bên
Con ấn Âm văn với màu đỏ là mặt khắc, đen là phần trạm khắc mặt bìa ngoài của ấn

Dương văn: là kiểu chữ khắc cho chữ nổi lên khỏi bề mặt ấn, khi dùng chu sa đóng vào mặt giấy sẽ tạo thành hình nền trắng chữ đỏ.

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp Việt
Một con ấn dương văn với phần đỏ là mặt khắc, đen là cạnh bên

Về kiểu dáng ấn 

Thông thường người ta sẽ đóng khung cho nội dung trên con dấu để thể hiện rõ được kiểu dáng ấn triện đang sử dụng, trừ một số trường hợp chữ trên ấn đã vuông sẵn, hoặc tròn sẵn, bên cạnh đó Thanh Phong thấy rằng có vài loại chủ đạo bao gồm:

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp Việt
Ấn chữ nhật và ấn hình vuông


- Ấn vuông:

- Ấn chữ nhật:

- Ấn tròn:

- Ấn hình bầu dục:

- Ấn không theo hình dạng nào cụ thể:

Nhiệm vụ của con dấu, ấn chương trong một tác phẩm thư pháp

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp Việt Một con ấn vuông với phần nội dung và triện thư và mặt cạnh được trạm khắc hình sơn thủy


Một con ấn vuông với phần nội dung và triện thư và mặt cạnh được trạm khắc hình lân sư

Nhiệm vụ chính của ấn chương con dấu là thông báo cho người xem biết được tác giả viết là ai, ở nơi nào, trong năm nào, bổ trợ cho phần đề khoản và hỗ trợ phần chính văn cho chặt sẽ, sinh động.

Về vị trí đóng ấn trong thư pháp Việt sẽ chia ra làm 3 vị trí chủ yếu bao gồm:

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp Việt
Nhàn chương đa dạng hình dáng, thường được sử dụng hình bầu dục

- Nhàn chương:
Đây là vị trí thường xuất hiện ở phía trên cùng của tác phẩm thư pháp, nó làm nhiệm vụ chia sẻ thông tin về thời gian, địa điểm mà tác phẩm được sáng tác. Nhàn chương có thể xuất hiện hoặc không, không nhất thiết.

- Yêu chương: Đây là vị trí đóng ở chính giữa tác phẩm thư pháp, làm nhiệm vụ điểm xuyết cho nội dung của tác phẩm thêm ý nghĩa, và kết cấu thêm chặt chẽ.

- Danh chương: Là vị trí ở phía dưới của tác phẩm, làm nhiệm vụ thông báo cho người xem biết ai là người viết, danh chương nếu là hình thì sẽ giống như một logo cá nhân của người viết.

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp


Về quy tắc giữa ấn chương và nội dung được trạm khắc trên ấn

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp Việt
Con ấn có độ khó cao, sao chép lại con ấn này đối với những kẻ làm giả tác phẩm là rất cực nhọc

- Thể chữ trên ấn chương nên khác đi so với thể chữ trong phần chính văn của tác phẩm

- Kích thước của con dấu không nên quá to, thông thường sẽ bằng hoặc nhỏ hơn chữ trong phần chính văn

- Danh chương được dùng để thay thế cho nhàn chương và yêu chương, một bức thư pháp bắt buộc phải có danh chương.

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp
Danh chương là con dấu bắt buộc phải có

- Yêu chương cần liên quan tới nội dung phần chính văn, nên sử dụng hình

- Danh chương nên là hình tròn hoặc hình vuông

- Nhàn chương có thể dùng tùy hình

- Để tránh làm giả, người khắc ấn cần có tay nghề cao, đôi khi tự làm nứt vỡ ấn để tạo nên những đường gãy riêng biệt, khó sao chép.

Vì sao có tên gọi ấn triện.

Ấn chương là gì? Con dấu là gì? Cách sử dụng chúng trong thư pháp Việt
Một con ấn vuông với phần nội dung và triện thư và mặt cạnh được trạm khắc hình sơn thủy

Người ta gọi là ấn triện bởi khi đóng dấu lên tác phẩm, những người viết chữ thường sử dụng những kiểu chữ như khải, hành, thảo, lệ để viết nội dung chính vì pháp độ của các thể chữ này rất cao và linh động, còn thể chữ triện thì pháp độ tuy không có gì nhiều nhưng lại rất cân đối, nghiêm cẩn, khó để tạo ra sự đều đặn, bởi vậy họ thường sử dụng ấn có khắc những nội dung theo lối triện thư một phần để làm sinh động thêm cho tác phẩm, tránh lặp lại một kiểu viết.


1 nhận xét: